Các đơn vị trực thuộc

Video

Tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh về ý thức tôn trọng nhân dân

Tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh về ý thức tôn trọng nhân dân

Tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh về ý thức tôn trọng nhân dân

Tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh về ý thức tôn trọng nhân dân

Tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh về ý thức tôn trọng nhân dân
Tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh về ý thức tôn trọng nhân dân

Tin Tức

Tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh về ý thức tôn trọng nhân dân

16-04-2019 02:25:10 PM
Tư tưởng trọng dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện không chỉ ở những trang sách lý luận bàn về nhân dân, lấy dân làm chủ, mà còn trong các hoạt động thực tiễn của Người.

 Ý thức tôn trọng nhân dân là nhìn nhận đúng đắn sức mạnh của nhân dân, luôn tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Trọng dân, Người đến với dân. Trọng dân, Người gần gũi với các cụ già, trẻ thơ, thăm hỏi ân cần những người dân lương thiện, lao động cần cù, một nắng hai sương, an ủi họ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để họ có cơ hội sống tốt, sống khỏe, sống vì mình, vì người, vì cộng đồng của 54 dân tộc anh em.


Cán bộ, chiến sĩ BĐBP Quảng Bình giúp người dân thôn Vinh Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch lợp lại nhà bị tốc mái sau bão.Ảnh: Nguyễn Quân

Bản thân Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương mẫu mực về sự phấn đấu cho quyền lợi của Tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân. Đối với cán bộ, Người thường xuyên nhắc nhở rằng: "Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta”. Trong bài nói chuyện tại lớp nghiên cứu chính trị khóa II, Trường Đại học Nhân dân Việt Nam, Người đã đưa ra định nghĩa về chữ “nhân”: “Nhân nghĩa là nhân dân. Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”.

Nói đến “dân” trong tư tưởng Hồ Chí Minh là nói đến toàn thể nhân dân, nói đến dân chủ. Điều này được thể hiện rõ nét trong tác phẩm “Dân vận” (15-10-1949), Người viết: “Nước ta là nước Dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân. Chính quyền từ xã tới Chính phủ Trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”.

“Dân” trong tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh, có sức truyền cảm mạnh mẽ và lay động nhiều thế hệ. Người cho rằng: “Đạo đức cách mạng là gốc của người cán bộ”. Là đầy tớ, công bộc của nhân dân, để nhân dân thật sự là chủ đất nước. “Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm; việc gì có hại đến dân, ta phải hết sức tránh”, phải thật sự tin dân, trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân, dựa vào dân, có trách nhiệm với nhân dân.

Chính vì thế, muốn thật sự tôn trọng nhân dân thì phải hiểu dân. Dựa vào tài dân, sức dân, của dân, quyền dân, lòng dân, sự khôn khéo, hăng hái, anh hùng đã tạo nên “cái gốc” của dân. Kế thừa quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân”. Mặt khác, phải thấy rằng, dân chúng có nhiều tai, mắt, việc gì họ cũng nghe, cũng thấy. “Dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làm được. Dân chúng không ủng hộ, việc gì làm cũng không nên”.

Người chỉ rõ: “Kinh nghiệm trong nước và các nước cho chúng ta biết: “Có lực lượng dân chúng việc to tát mấy, khó khăn mấy cũng làm được. Không có, thì việc gì làm cũng không xong. Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi không ra”, “không có lực lượng nhân dân, thì việc nhỏ mấy cũng làm không xong”. Muốn vậy, Đảng cầm quyền phải luôn quan tâm lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân; thường xuyên chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện chủ trương, đường lối, chính sách nhằm đảm bảo mưu cầu lợi ích tối cao của nhân dân.

Cùng với thái độ đánh giá cao vai trò của nhân dân, ý thức tôn trọng nhân dân còn phải đặc biệt chú ý không xâm phạm đến lợi ích, quyền lợi hợp pháp, không xúc phạm đến nhân dân. Trong bài Huấn thị nhân dịp Hội nghị tổng kết chiến dịch Lê Hồng Phong II, năm 1950 của Chủ tịch Hồ Chí Minh có đoạn viết: “Phải biết trọng nhân dân. Tôn trọng có nhiều cách, không phải ở chỗ chào hỏi kính thưa lễ phép mà đủ. Không được phung phí nhân lực, vật lực của dân. Khi huy động nên vừa phải, không nên nhiều quá lãng phí vô ích. Phải khôn khéo tránh điều gì có hại cho đời sống nhân dân. Biết giúp đỡ nhân dân cũng là biết tôn trọng nhân dân”. Trên cơ sở nhận thức “nước lấy dân làm gốc”, ý thức tôn trọng nhân dân phải luôn gắn chặt những “điều không nên” và những “điều nên” làm.

Giữa năm 1948, Hồ Chí Minh đã chỉ ra 6 điều không nên làm và 6 điều nên làm. Trong 6 điều không nên làm có những điều liên quan đến cuộc sống hằng ngày của nhân dân nói chung, đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng như tín ngưỡng phong tục, đáng chú ý là “không bao giờ sai lời hứa”, “không nên làm hoặc nói điều gì có thể làm cho dân hiểu lầm rằng mình xem khinh họ”. Những điều nên làm cũng liên quan đến công việc thực tế hằng ngày, đặc biệt là “làm cho dân nhận thấy mình là người đứng đắn, chăm công việc, trọng kỷ luật”.

Hồ Chí Minh kết thúc 12 điều đó bằng bài thơ cổ động khẳng định đã là người yêu nước thì “nhất quyết không quên” và ai cũng làm được, phải biến thành thói quen, muôn người như một. Làm được như vậy thì dân tin, gốc vững. Mà “Gốc có vững, cây mới bền. Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”.

Làm sao kể hết bao nhiêu lời dặn dò, những việc đã làm thể hiện phong cách trọng dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó thực sự là một tài sản tinh thần vô giá của Đảng và của dân ta.

Ý thức tôn trọng nhân dân là một trong những nội hàm chủ đề 2019 về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức đều phải ra sức phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện về đạo đức, phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của nhiệm vụ trong tình hình mới, nhằm thực hiện có hiệu quả tư tưởng “trọng dân” bằng những hành động cụ thể, thiết thực; phải luôn là “công bộc” trung thành của nhân dân.

Hiện nay, chúng ta đang thực hiện cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI và XII) gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (chuyên đề năm 2019), đồng thời gắn thực hiện nghiêm Quy định 101-QĐ/TW của Ban Bí thư khóa XI, Quy định 55-QĐ/TW của Bộ Chính trị và Quy định 08-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII ban hành.

Hơn lúc nào hết, “ý thức tôn trọng nhân dân” ở khía cạnh đạo đức cần phải được coi trọng, đề cao nhân dân nhằm góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng, nhất là trong tình hình mới hiện nay; góp phần thực hiện thành công đường lối đổi mới, hội nhập và phát triển của đất nước.

 

Nguyễn Văn Thanh

Các tin khác

Sản phẩm

Đối tác