Ảnh : Bên trong tàu buýt sông đầu tiên ở TP.HCM
Ảnh : Bên trong tàu buýt sông đầu tiên ở TP.HCM
Ảnh : Bên trong tàu buýt sông đầu tiên ở TP.HCM
Ảnh : Bên trong tàu buýt sông đầu tiên ở TP.HCM
Ảnh : Bên trong tàu buýt sông đầu tiên ở TP.HCM
Ảnh : Bên trong tàu buýt sông đầu tiên ở TP.HCM
Tin Tức
Ảnh : Bên trong tàu buýt sông đầu tiên ở TP.HCM
Cận cảnh tàu buýt sông đầu tiên ở TP.HCM Tàu tuyến buýt đường sông đầu tiên ở TP.HCM dài 18m, được thiết kế đẹp mắt với màu vàng nổi bật có sức chứa 80 chỗ ngồi, đảm bảo an toàn.
Ngày 20.8, chiếc tàu buýt đường sông đầu tiên ở TP.HCM đã xuất hiện trên sông Sài Gòn, neo đậu tại bến buýt Bình An (quận 2). Theo đơn vị đầu tư, đây là tàu buýt được chuẩn bị để tiến hành vận hành kỹ thuật tuyến vận tải hành khách công cộng bằng đường thủy đầu tiên ở TP.HCM vào ngày 21.8 tại bến Bạch Đằng.
Chiếc tàu buýt có thiết kế dạng cánh ngầm trước mũi khá đẹp mắt, dài 18m với màu vàng chủ đạo cho tuyến buýt sông số 1, có lộ trình dài gần 11 km từ bến Bạch Đằng (quận 1) đến điểm cuối bến Linh Đông (quận Thủ Đức).
Bên trong tàu là 6 dãy ghế dùng chất liệu nhựa với 80 chỗ ngồi. Theo Sở GTVT TP.HCM, hành khách đi tuyến buýt sông không cần mặc áo phao vì tàu được thiết kế bảo đảm độ an toàn cho hành khách.
Tuy nhiên, áo phao vẫn được để dưới các ghế phòng trường hợp xảy ra sự cố. Tuyến buýt đường sông này chỉ cần 30 phút là hoàn thành lộ trình, bằng 2/3 so với buýt đường bộ trên cùng một tuyến, giá vé dự kiến 15.000 đồng/lượt.
4 chiếc máy lạnh được gắn ở 4 góc tại vị trí khác ngồi cùng loa phát, hệ thống chữa cháy tự động. Tàu có chỗ rửa tay phía sau cho khách khi di chuyển.
Hai bên hông phòng khách ngồi gắn tên 12 bến, trong đó 9 bến chính thức và 3 bến bổ sung gồm Bạch Đằng - Thủ Thiêm - SG Pearl - Bình An - Tân Cảng - Thảo Điền - Tầm Vu - Thanh Đa- Bình Triệu - Hiệp Bình Chánh - Linh Đông - Trường Thọ. Đèn tín hiệu sẽ nhấp nháy khi tới bến. Các cửa kính được thiết kế rộng, khách vừa có thể di chuyển vừa ngắm cảnh hai bên bờ sông.
Tivi màn hình khá lớn được gắn phía trước để phát các chương trình cho khách. Ngoài hệ thống chữa cháy tự đông, bình cứu hỏa cũng được gắn ở một số vị trí trên tàu.
Hai bên hông cabin và đuôi tàu có 4 phao cứu hộ tròn. Tàu sẽ hoạt động chở khách với lộ trình và giờ cố định, đồng thời đón khách ở các trạm dừng như xe buýt.
Bên trong cabin điều khiển khá rộng.
Phía trước buồng lái hai bên cũng được gắn gương cầu lồi lớn.
Trên mái tàu đặt các phao cứu hộ lớn, hệ thống đèn pha, đèn tín hiệu đường thủy nhiều màu ở vị trí cao nhất.
Phương tiện di chuyển đường thủy này đã có số đăng kiểm của Cục Đăng kiểm Việt Nam. Năm tàu được đóng cho tuyến buýt sông này, trong đó, 4 tàu hoạt động, một tàu dự bị.